Phương Liên đang từng ngày nỗ lực để triển khai giấc mơ của mình
Đi lên từ giấc mơ của ba
Trở về sau thành công của cuộc thi “Thần tượng Bolero”, Hồ Thị Phương Liên (sinh năm 1996) đã cùng người thầy của mình là ca sĩ Ngọc Sơn tổ chức một liveshow ngay trên chính quê hương mình. Thực ra, đây là dự định mà cô ấp ủ từ lâu. Hơn nữa, khi biết tin Phương Liên tiến sâu vào cuộc thi “Thần tượng Bolero”, ba cô đã điện thoại, chia sẻ mong muốn một lần được thấy con đứng hát trên sân khấu ở quê nhà. Đó cũng chính là lý do khiến Phương Liên chọn cái tên “Đạo làm con” để đặt cho chương trình.
Phương Liên sinh ra và lớn lên ở thôn Động Sỏi, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh. Từ bé, cô hiểu giá trị của giọt mồ hôi mặn chát trên khuôn mặt của ba mẹ. Điều khiến Phương Liên cảm thấy ấm lòng là những vất vả, lo toan của cuộc sống tuy khiến tóc ba mẹ bạc đi nhưng không thể làm ông bà vơi cạn tình yêu cuộc sống. Đặc biệt, tiếng hát, tiếng cười dường như chưa bao giờ tắt trên khuôn mặt ba cô.
Ở xã, ông Hồ Xuân Dũng, ba Phương Liên được xem là một “nghệ sĩ nông dân”. Ông nổi tiếng hát hay, đàn giỏi, thậm chí còn có khả năng viết kịch bản. Mọi người thường đùa nhau rằng, nếu có cơ hội, chắc ba của Liên sẽ tỏa sáng trên những sân khấu lớn. Thuở bé, Phương Liên rất thích cảm giác được ngồi trên chiếc đòn nhỏ, nhìn ba và các cô, các chú trong thôn, xã tập luyện văn nghệ. Đôi chân trần, chiếc áo vẫn lấm len bùn đất sau giờ lao động, trộn lẫn vị mồ hôi…quyện hòa với điệu múa, lời hát để lại ấn tượng không thể nào quên trong lòng Phương Liên.
Bạn đang đọc: Hồ Phương Liên: Đi lên từ giấc mơ của ba
Phương Liên song ca cùng huấn luyện viên Ngọc Sơn trong cuộc thi “ Thần tượng Bolero ”
Bao giờ cũng vậy, mỗi lần đi diễn, ba lại kênh Liên lên vai, đưa đi cùng. Khi tới nơi, ông đặt con gái ngồi ở vị trí gần sân khấu nhất rồi mới an tâm lùi về phía cánh gà chờ đến giờ biểu diễn. Trong đôi mắt trong veo của Liên lúc bấy giờ, ba là người “ca sĩ” tuyệt vời nhất. Bước lên sân khấu và nhận được những tràng pháo tay giòn giã, ông tỏa sáng như cây đuốc được châm bằng ngọn lửa đam mê. Nhiều năm sau đó, Phương Liên chỉ ước được giống ba. Dần dần, ngay cả ca sĩ ba yêu thích là Ngọc Sơn, Liên cũng mến mộ.
Hai ba con có thể nghe không biết chán những ca khúc như: “Tội tình”, “Hoa mười giờ”, “Nỗi buồn hoa phượng”… do Ngọc Sơn trình bày. Rồi ba tập cho Phương Liên hát. Thỉnh thoảng, ông lại xoa tay lên mái tóc tơ, đã chuyển sang màu nắng của Liên khen: “Con gái ba cũng có năng khiếu đấy!”. Điều mà ba mẹ của Phương Liên đều bất ngờ là con gái mình bước lên sân khấu khá sớm. Những hội diễn ở trường, lớp chưa bao giờ vắng bóng Liên. Buổi đầu, cô bé nhỏ xíu phải cầm cả hai tay mới giữ nổi chiếc mic.
Năm bước vào lớp 3, Phương Liên mang tiếng hát đến một cuộc thi cấp huyện. Bấy giờ, ba chính là người bạn đồng hành với cô. Với ca khúc “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, Phương Liên đã làm cho cả hội trường Liên hoan “Tiếng hát hoa phượng đỏ” lắng đọng. Những ngày sau đó, mọi người truyền tai nhau lời kể về một cô bé nhỏ xíu, gầy gò nhưng lại có tiếng hát đi vào lòng người. Theo từng ngày lớn khôn, “gia tài” trong các cuộc thi hát ở huyện, tỉnh của Phương Liên ngày càng nhiều.
Hình ảnh Phương Liên đã in sâu trong lòng nhiều khán giả
Âm nhạc dần trở thành một phần trong cuộc sống của cô. Tốt nghiệp THPT, Phương Liên quyết định thi vào Học viện Âm nhạc Huế. Suốt những ngày ứng thi, ba chỉ biết cầm tay Liên, nhắc đi nhắc lại rằng: “Con đang thực hiện giấc mơ của mình, cũng chính là của ba đấy! Cố lên nhé”. Kỳ vọng là thế nên hai ba con như vỡ oà khi Phương Liên nhận được tin báo đỗ thủ khoa đầu vào ngành thanh nhạc. Từ đó, cô gái nhỏ bé rời ngôi nhà nhỏ ở thôn Động Sỏi để vào Huế học tập.
Điều đặc biệt là tuy sống xa gia đình, vừa học, vừa lăn lộn mưu sinh nhưng Liên chưa bao giờ có cảm giác cô đơn. Hơn ai hết, cô biết rằng ba mẹ cùng em trai luôn ở bên, dõi theo và ủng hộ mình. Hiện thực hóa ước mơ Đến giờ, nhìn lại chặng đường đã qua, đôi khi Phương Liên vẫn ngỡ mình đang mơ. Từ một cô bé yêu ca hát ở miền quê đầy nắng gió, Phương Liên đã trở thành thần tượng của rất nhiều người. Cô được gặp thầy Ngọc Sơn, thần tượng mà bấy lâu mình yêu thích. Không chỉ quan tâm, hướng dẫn từng chi tiết, thầy còn truyền cho Phương Liên sự tự tin vào bản thân và con đường mà mình đã chọn.
Vốn không duy tâm nhưng Phương Liên tin vào nhân duyên. Thực tế, chính cái duyên đã giúp cô đến với cuộc thi “Thần tượng Bolero”. Mọi chuyện bắt đầu từ khi Phương Liên nhặt được tờ rơi của chương trình. Bấy giờ, cô sinh viên chuyên về dòng nhạc dân ca, thính phòng quyết định thử sức. Trải qua cuộc thi “Thần tượng Bolero” mùa đầu tiên, dẫu để lại nhiều dấu ấn nhưng Phương Liên không thể tiến sâu vào đêm chung kết. Buồn và thất vọng nhiều song cô không nản chí. Phương Liên quyết tâm trở lại để khán giả thấy mình với thanh sắc hoàn toàn mới.
Không để lãng phí thời gian, cô lao vào luyện tập. Phương Liên cũng nhanh chóng nhận ra rằng, để chinh phục những nhạc khúc bolero, tiếng hát của người ca sĩ phải cất lên từ con tim. Vì thế, mỗi lần hát, Phương Liên thường nghĩ đến ba mẹ và những người mình yêu quý. Lần thứ hai đến với cuộc thi “Thần tượng Bolero”, Phương Liên tự nhận mình “chín” hơn nhiều. Ngay từ vòng “tinh hoa”, cô đã chinh phục các huấn luyện viên với chất giọng ngọt ngào và những câu luyến làm “tan chảy” người nghe. Huấn luyện viên Lệ Quyên phải thừa nhận rằng: “Đúng một nốt luyến của em là chị bấm”. Về phần mình, huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng ví Phương Liên với hình ảnh một “loài hoa nở về đêm”.
Yêu quý Phương Liên nên khi cô quyết định chọn về đội Ngọc Sơn, huấn luyện viên Lệ Quyên tự nhận mình “bàng hoàng”, “tê tái”. Thực ra, trong khoảnh khắc ấy và mãi về sau, Phương Liên vẫn hài lòng về sự lựa chọn của mình. Cô gái được đánh giá có “giọng hát đa năng” chia sẻ: “Em đã thích ca sĩ Ngọc Sơn từ bé. Khi đứng trên sân khấu, em chỉ mong thầy nhấn nút chọn. Vì thế, khi điều mình mong mỏi trở thành sự thật, em vỡ oà hạnh phúc. Thầy Ngọc Sơn đã dạy cho em rất nhiều điều. Nhờ thầy mà trải qua các vòng thi: “đối đầu”, “thách đấu”, “bán kết”, rồi đến chung kết, em đã tiến bộ vượt bậc”.
Thực ra, bước vào cuộc thi, ai cũng nuôi hy vọng mình đứng ở ngôi vị cao nhất. Thế nhưng, càng tiến sâu vào vòng trong, áp lực danh hiệu, giải thưởng càng vơi bớt đối với Phương Liên. Cô hiểu rằng, điều quý giá nhất chính là dấu ấn đẹp trong lòng khán giả và không để thầy giáo mình thất vọng. “Sau cuộc thi, điện thoại của em gần như… cháy máy bởi nhận được vô vàn lời thăm hỏi, động viên, chúc mừng. Em không ngờ mình nhận được nhiều tình cảm đến vậy. Đặc biệt, hôm về quê, em suýt khóc khi biết bà con làng xóm trông tin em từng ngày. Nhiều người tuy hoàn cảnh khó khăn cũng dốc tiền túi ra nộp card để nhắn tin ủng hộ.
Đó là điều tuyệt vời nhất mà chương trình “Thần tượng Bolero” mang lại cho em”, Phương Liên chia sẻ. Những ngày này, lịch trình của Phương Liên gần như kín đặc. Sau khi bước ra từ cuộc thi “Thần tượng Bolero”, cô gái đến từ miền quê Động Sỏi nhận được rất nhiều lời mời tham gia các chương trình lớn. Tuy nhiên, Phương Liên vẫn dành thời gian để cùng thầy đến các miền quê tri ân người hâm mộ. Càng đi, cô sinh viên năm 2 càng hiểu rằng, con đường đến với dòng nhạc Bolero của mình tuy vẫn còn dài với nhiều khó khăn nhưng chắc chắn sẽ luôn rộng mở, tràn ngập niềm vui và tình yêu thương.
Ảnh do nhân vật cung cấp
Source: https://ontopwiki.com
Category: Hỏi đáp
Leave a Comment